TỔNG HỢP CÁC LOẠI VẢI ĐƯỢC ƯA CHUỘNG TRONG NGÀNH THỜI TRANG
Chất liệu vải quyết định rất lớn đến kiểu dáng, màu sắc cũng như độ bền của trang phục. Mỗi loại vải đều sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau mà nếu nắm rõ, bạn có thể chủ động lựa chọn loại vải phù hợp với nhu cầu. Trong bài viết này, DEZI sẽ giới thiệu đến bạn các loại vải thường dùng trong may mặc và những đặc trưng của mỗi loại.
Vải cotton (sợi bông)
Vải cotton được làm từ cây bông – một giống cây trồng rất lâu đời. Trong ngành may mặc và chế biến người ta phân biệt các loại bông trước tiên theo chiều dài của sợi, sau đó đến mùi, màu và độ sạch của cuộn sợi. Sợi bông càng dài thì càng có chất lượng cao.
Vải dệt từ sợi cotton thường được sử dụng cho những chiếc sơ mi đắt tiền do nó thấm hút tốt, thân thiện với da người nên sẽ không có nguy cơ dị ứng, mềm mịn và thoải mái khi sử dụng. Đặc biệt, vải cotton còn có độ bền rất cao, có thể chịu được mối mọt, các loại côn trùng và sự khắc nghiệt của thời tiết.
Tuy nhiên vải cotton lại có đặc điểm là nhăn, không may được những thiết kế ôm sát vì sợi bông không co giãn. Do đó, các nhà dệt vải đã làm lên những loại vải có thêm thành phần Viscose giúp co giãn. Xử lý chống nhăn và mềm để giữ cho những chiếc áo luôn được lịch lãm, sang trọng nhất khi sử dụng.
Ứng dụng của vải Cotton: Với ưu điểm mềm mại thấm hút mồ hôi, vải Cotton được sử dụng để làm quần áo phông, đồ lót, quần áo thể thao, quần áo mặc nhà hoặc pha với các loại vải khác như Vissco để cho ra đời những bộ vest mềm mại, dễ chịu.
Bamboo
Vải bamboo hay còn gọi là vải sợi tre là một loại vải tự nhiên được tổng hợp từ bột gỗ của cây tre cùng với một quy trình tiên tiến nhất. Vải bamboo có xuất thân từ châu Á và mới phổ biến trên thị trường trong những thời gian gần đây. Đây được xem là loại vải có rất nhiều ưu điểm và ngày càng được người dùng yêu thích.
– Thân thiện với môi trường.
– Kháng khuẩn tự nhiên, khử mùi.
– Không gây dị ứng.
– Mát lạnh hơn bông.
Spandex là một loại sợi nhận nhân tạo được sản xuất ra để thay thế cao su còn có tên gọi khác là Lycra hoặc Elastane với độ đàn hồi tuyệt vời với bằng chứng thực tế là sợi spandex có thể kéo dài đến 500% so với chiều dài ban đầu của chúng. Dưới đây là 1 số ưu điểm của vải Spandex trong ngành thời trang:
– Co giãn tốt.
– Độ bền cao.
– Nhẹ, trơn, mềm và cực dễ nhuộm màu.
– Chất liệu spandex không tích điện.
– Khả năng chịu mài mòn tốt.
– Vải spandex không hề tạo xơ hay thắt nút trên bề mặt vải.
Ứng dụng của vải spandex: Sợi spandex được ứng dụng để sản xuất đồ thể thao, đồ bơi, đồ lót nam nữ.
Vải Linen
Chất liệu vải linen được làm từ sợi trong thân cây lanh. Những sợi này thường rất sắc nhưng chúng lại dễ dàng bị hư hỏng trong quá trình thu hoạch, do đó để có thể thu hoạch được sợi lanh phải đòi hỏi các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
Những người thợ sẽ tước các cây lanh vừa thu hoạch được thành những sợi dài. Cách nhanh nhất là sử dụng vi khuẩn để chúng có thể ăn hết phần thân cây bên ngoài. Sau đó những sợi mềm này sẽ được tập hợp lại và tách thành các sợi dài, từ những sợi dài này mà họ có thể dệt chúng được thành vải.
Những ưu điểm nổi trội của vải Linen:
– Khả năng thấm hút và bay hơi nhanh giúp cho bề mặt vải may luôn được khô ráo một cách cần thiết.
– Vải linen có khả năng chống chịu nhiệt tốt hơn và ít bị ảnh hưởng hơn so với chất liệu cotton.
– Vải có độ bóng mượt và mềm mại hơn so với chất liệu khác.
Ứng dụng của vải linen: Vải linen rất mềm mại, mỏng nhẹ nên được ưa chuộng khi sản xuất những bộ quần áo mặc nhà, đầm, trang phục đi biển, áo chống nắng hoặc cũng có thể dùng để trang trí nhà cửa.
Vải Wool ( Vải len)
Vải len là một loại vải dệt có nguồn gốc động vật đầu tiên trên thế giới. Sợi len là loại xơ nhận được từ lớp lông phủ trên một số động vật. Trong công nghiệp dệt len, lông cừu được sử dụng nhiều nhất ( 96-97%), lông dê (2%), lông lạc đà (1%), khác như thỏ, bò,…(1%). Thành phần cấu tạo cơ bản trong len là Keratin ( xơ len) chiếm 90%, còn lại là một số phụ phẩm có nguồn gốc từ tóc hoặc da, mỡ,…
Có một số loại len khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả trong thế giới của vải len có lẽ phải kể đến là vải len lông cừu, một loại vải len cực kì mịn và mềm mại. Có rất nhiều loại len khác nhau trong thế giới vải len có thể kể ra nhưng cái tên nổi tiếng như vải len Cashmere (được làm từ dê núi), vải len Merino (được làm từ lông cừu merino):
Một số ưu điểm của vải Wool:
– Thoáng mát, mềm mại, sờ khá xốp và ít nhăn.
– Tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho người mặc.
– Có độ co giãn và đàn hồi cao.
– Khả năng hút ẩm cao.
Loại wool 100% thoáng mát hơn loại wool pha tuy nhiên với khí hậu Việt Nam chúng tôi khuyên bạn nên chọn loại wool pha 70: 30 bởi nó ít nhăn, bền và dày dặn hơn.
Ứng dụng của vải wool: Với những ưu điểm của mình vải wool có thể sử dụng trong việc may vest, áo len, áo khoác.
Vải Viscose
Vào năm 1839-1924 một nhà nghiên cứu người Pháp Hilaire đã phát minh ra vải Viscose Rayon. Vào năm 1892 quy trình sản xuất vải Viscose được cấp bằng sáng chế, nhưng đến năm 1905 loại vải này mới lần đầu tiên được đem ra thị trường.
Đến hiện nay vải Viscose là loại vải rất được ưa chuộng, vì nó có những đặc tính giống với vải lụa tự nhiên nhưng mức giá rẻ hơn nhiều so với lụa.
Viscose vốn là chất liệu được làm từ chất xơ của sợi cenllulosse tái sinh của các loại cây như đậu nành, tre, mía… Cấu trúc của sợi vải này tương tự với cotton và thường được sử dụng trong may mặc các sản phẩm dành cho mùa hè như váy, áo,…
Một số ưu điểm nổi trội của vải viscose:
– Vải viscose có đặc tính giống như lụa, vì thế nó được biết đến là giải pháp thay thế hoàn hảo nhất cho sợi vải lụa.
– Viscose có khả năng thoáng khí hút cực tốt không thua kém gì chất liệu cotton.
– Tính linh hoạt và khả năng pha trộn với nhiều loại sợi khác nhau giúp giảm chi phí cũng như thời gian để tạo độ bóng, độ mềm mại,…
– Chất liệu này có sức đề kháng vừa phải với axit.
– Vải viscose cũng tương đối nhẹ và không tích điện trong quá trình sử dụng mang đến cảm nhận thoải mái nhất cho người dùng.
Ứng dụng của vải Viscose: Vải Viscose được ứng dụng trong việc sản xuất quần áo thun mặc nhà, jacket, váy, áo sơ mi.
Vải poly
Vải poly là loại vải được dệt hoàn toàn bằng sợi tổng hợp, có thành phần chính là ethylene (có nguồn gốc từ dầu mỏ). Thành phần cấu tạo của vải thun poly là 95% sợi poly(tên gọi khác là sợi nilon) và 5% sợi co giãn spandex để tăng độ đàn hồi cho vải. Theo chúng tôi tìm hiểu thì chất liệu polyester đã xuất hiện từ những năm 1930, nhưng đến những năm 1941 thì người ta mới nghiêm cứu ứng dụng vào trong sản xuất vải may quần áo.
Một số ưu điểm của vải poly:
– Vải poly có độ bền cao.
– Chống nước, thoát ẩm tốt.
– Vải poly có độ bền lý hóa cao.
– Vải không xù lông, dễ nhuộm màu.
– Rất dễ bảo quản.
Ứng dụng của vải poly: Vải poly được sử dụng hầu hết trong các loại trang phục: Vest, áo sơ mi, quần âu… Ngoài ra, vải poly còn được dùng để sản xuất chăn ga gối đệm, ô dù, lều bạt, quần áo mưa.